Các tổ chức đoàn thể Nhà trường
Quay trở lại danh sách
Công đoàn
Toạ đàm “Các PPNCKH áp dụng trong NC thực nghiệm” của CĐBM PPNCKH
Hưởng ứng phong trào “Thi đua Lao động sáng tạo” do Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức, thực hiện kế hoạch số 97/KH-CĐ của Công đoàn Trường đại học Thương mại về việc tổ chức phong trào thi đua “Công đoàn với phong trào lao động sáng tạo, nghiên cứu khoa học” năm học 2021-2022, vào Chiều ngày 15/04/2022, công đoàn Bộ môn Phương pháp nghiên cứu khoa học đã tổ chức buổi toạ đàm trực tuyến với chủ đề “Các phương pháp nghiên cứu khoa học áp dụng trong nghiên cứu thực nghiệm” với sự tham gia của các đoàn viên công đoàn bộ môn. Về phía đại biểu Công đoàn Trường có các đồng chí: TS. Vũ Thị Thu Hương, Uỷ viên BTV Công đoàn và TS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Uỷ viên ban Chuyên môn Công đoàn Trường.
Đây là một hoạt động mà chính quyền và công đoàn bộ môn cùng phối hợp thực hiện để chia sẻ, trao đổi những kinh nghiệm quý báu trong hoạt động nghiên cứu khoa học, cũng như trong công tác giảng dạy học phần “Phương pháp nghiên cứu khoa học” giữa các giảng viên trong bộ môn.
TS. Lê Tiến Đạt, Trưởng bộ môn Phương pháp nghiên cứu khoa học thay mặt cho Ban tổ chức phát biểu và giới thiệu buổi tọa đàm, Ths. Lê Thị Thu tổ trưởng Công đoàn bộ môn thông báo về các bài viết sẽ trình bày trong buổi toạ đàm. Với 5 bài trình bày bao gồm:
1. Nghiên cứu thực nghiệm hay nghiên cứu phi thực nghiệm, lựa chọn phương pháp gì cho ngành kinh tế & kinh doanh. Người trình bày: ThS Nguyễn Đắc Thành
2. Sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống nhằm phát triển năng lực sống trong chương trình 105 tiết trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh cấp II của Việt Nam. Người trình bày: ThS. Nguyễn Nguyệt Nga
3. Sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp trong nghiên cứu hiện đại. Người trình bày: TS. Lê Tiến Đạt
4. Trao đổi về mô hình SEM, phương pháp PLS-SEM. Người trình bày: Ths.Vũ Trọng Nghĩa
5. Quy trình phát triển thang đo cho biến nghiên cứu định lượng - Thực hành thử nghiệm. Người trình bày: Ths. Lê Thị Thu
Các báo cáo xoay quanh 2 phương pháp nghiên cứu được sử dụng phổ biến hiện nay là nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính. Mỗi phương pháp có ưu, nhược điểm riêng, tuy nhiên không thể khẳng định là phương pháp nghiên cứu nào tốt hơn, bởi phụ thuộc vào mục tiêu của từng đề tài, thì sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp nhất. Việc ứng dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học trong thực nghiệm có thể được ứng dụng với mọi mặt trong cuộc sống, từ những vấn đề về kinh tế, xã hội đến những vấn đề về gia đình, trường học và các vấn đề khác trong cuộc sống hàng ngày.
Buổi tọa đàm được các đoàn viên Công đoàn Bộ môn đánh giá là rất bổ ích, cung cấp nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp với đề tài, cách để xác định và đánh giá thang đo cho phù hợp với các biến nghiên cứu...; ngoài ra, còn có phần trao đổi về các nghiên cứu đã được giảng viên trong bộ môn thực hiện trong thời gian qua, cũng được chia sẻ khá sôi nổi trong buổi tọa đàm.
Sau khi buổi tọa đàm kết thúc TS. Vũ Thị Thu Hương và TS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn, thay mặt cho Công đoàn Nhà trường đã phát biểu ý kiến và cho biết: Buổi tọa đàm của Công đoàn Bộ môn Phương pháp nghiên cứu khoa học đã diễn ra thành công và đạt được kết quả tốt. Chương trình không chỉ dừng lại ở việc chia sẻ kiến thức chuyên môn, mà nhiều vấn đề liên quan đến gia đình cũng đã được lồng ghép trong các đề tài nghiên cứu khoa học của các giảng viên. Đây là một điều hết sức thú vị mà nghiên cứu khoa học mang lại.
Một số hình ảnh từ tọa đàm:
TS. Lê Tiến Đạt, Trưởng bộ môn Phương pháp nghiên cứu khoa học thay mặt cho Ban tổ chức phát biểu và giới thiệu buổi tọa đàm, Ths. Lê Thị Thu tổ trưởng Công đoàn bộ môn thông báo về các bài viết sẽ trình bày trong buổi toạ đàm. Với 5 bài trình bày bao gồm:
1. Nghiên cứu thực nghiệm hay nghiên cứu phi thực nghiệm, lựa chọn phương pháp gì cho ngành kinh tế & kinh doanh. Người trình bày: ThS Nguyễn Đắc Thành
2. Sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống nhằm phát triển năng lực sống trong chương trình 105 tiết trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh cấp II của Việt Nam. Người trình bày: ThS. Nguyễn Nguyệt Nga
3. Sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp trong nghiên cứu hiện đại. Người trình bày: TS. Lê Tiến Đạt
4. Trao đổi về mô hình SEM, phương pháp PLS-SEM. Người trình bày: Ths.Vũ Trọng Nghĩa
5. Quy trình phát triển thang đo cho biến nghiên cứu định lượng - Thực hành thử nghiệm. Người trình bày: Ths. Lê Thị Thu
Các báo cáo xoay quanh 2 phương pháp nghiên cứu được sử dụng phổ biến hiện nay là nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính. Mỗi phương pháp có ưu, nhược điểm riêng, tuy nhiên không thể khẳng định là phương pháp nghiên cứu nào tốt hơn, bởi phụ thuộc vào mục tiêu của từng đề tài, thì sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp nhất. Việc ứng dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học trong thực nghiệm có thể được ứng dụng với mọi mặt trong cuộc sống, từ những vấn đề về kinh tế, xã hội đến những vấn đề về gia đình, trường học và các vấn đề khác trong cuộc sống hàng ngày.
Buổi tọa đàm được các đoàn viên Công đoàn Bộ môn đánh giá là rất bổ ích, cung cấp nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp với đề tài, cách để xác định và đánh giá thang đo cho phù hợp với các biến nghiên cứu...; ngoài ra, còn có phần trao đổi về các nghiên cứu đã được giảng viên trong bộ môn thực hiện trong thời gian qua, cũng được chia sẻ khá sôi nổi trong buổi tọa đàm.
Sau khi buổi tọa đàm kết thúc TS. Vũ Thị Thu Hương và TS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn, thay mặt cho Công đoàn Nhà trường đã phát biểu ý kiến và cho biết: Buổi tọa đàm của Công đoàn Bộ môn Phương pháp nghiên cứu khoa học đã diễn ra thành công và đạt được kết quả tốt. Chương trình không chỉ dừng lại ở việc chia sẻ kiến thức chuyên môn, mà nhiều vấn đề liên quan đến gia đình cũng đã được lồng ghép trong các đề tài nghiên cứu khoa học của các giảng viên. Đây là một điều hết sức thú vị mà nghiên cứu khoa học mang lại.
Một số hình ảnh từ tọa đàm: